Hành trình khám phá cung Tây Bắc Bộ:
HÀ NỘI - YÊN BÁI - SAPA - ĐIỆN BIÊN - SƠN LA - HÒA BÌNH
Thời gian: 6 ngày 5 đêm
NGÀY 1: TP. HỒ CHÍ MINH - HÀ NỘI – ĐỀN HÙNG - YÊN BÁI (Ăn: trưa/chiều)
Buổi sáng:
Hướng dẫn viên Tan Huong Tourist đón Qúy khách tại Cột số 10 ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất. Đoàn làm thủ tục hàng không đi Hà Nội.
Đến sân bay Nội Bài, xe đón đoàn khởi hành đi Phú Thọ tham quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Dùng cơm trưa tại đền Hùng.
Buổi chiều:
Đoàn làm lễ dân hương đất Tổ, viếng đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, giếng Ngọc, lăng Vua Hùng,.. tham quan bảo tàng Hùng Vương, ….
Tiếp tục hành trình đoàn khởi hành đi TX. Nghĩa Lộ - Yên Bái. Đến Nghĩa Lộ đoàn dùng cơm tối, nhận phòng khách sạn. Buổi tối sinh hoạt tự do.
NGÀY 2: TÚ LỆ - MÙ CANG CHẢI – ĐÈO Ô QUY HỒ - SAPA (Ăn: 03 buổi)
Buổi sáng:
Đoàn trả phòng khách sạn, dùng điểm tâm sáng.
Khởi hành đến Tú Lệ, tham quan chụp ảnh ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, những mái nhà nhỏ cheo leo trên vách núi, ẩn hiện trong màn sương sớm sẽ níu giữ tâm hồn quý khách. Đoàn dùng cơm trưa, nghỉ trưa trên xe khởi hành đi Mù Cang Chải.
Qúy khách dừng chân tại một trong “tứ đại danh đèo nổi tiếng vùng Tây Bắc - đèo Khau Phạ - đèo dài nhất trên quốc lộ 32 với độ dài trên 32km và độ cao là 2100m. Đoàn tự do ngắm cảnh, chụp ảnh, ngắm nhìn bản Lìm Mông, Lìm Thái xinh đẹp tọa lạc dưới chân đèo. Đây là Bản của dân tộc Mông và là nơi có ruộng lúa đẹp nhất Mù Cang Chải.
Buổi chiều:
Đến Mù Cang Chải, Quý khách sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp hút hồn của cung đường ruộng bậc thang nối tiếp tại 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình. Đoàn chiêm ngưỡng những thung lũng rộng hút tầm mắt, các thửa ruộng tầng tầng lớp lớp lượn sóng theo sườn núi, ngọn núi này nối tiếp ngọn núi khác.
Đoàn khởi hành đi Sa Pa, trên đường đi Quý khách dừng chân ngắm toàn cảnh đồi chè Tân Uyên thơ mộng và tiếp tục sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ trên đèo Ô Quy Hồ - Ranh giới giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu uốn lượn quanh dãy Hoàng Liên hay còn gọi là khu vực Cổng Trời.
Đến Sa Pa, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. Buổi tối, Quý khách tự do tham quan phố núi và thưởng thức những món ăn đặc sản. Nghỉ đêm tại Sa Pa.
NGÀY 3: SAPA CÁC THẮNG CẢNH – CHINH PHỤC ĐỈNH FANSIPAN (Ăn: 03 buổi)
Buổi sáng:
Đoàn dùng điểm tâm, thưởng thức café sáng.
Đoàn chinh phục đỉnh Fansiban bằng hệ thống cáp treo ba dây dài nhất Thế giới. Qúy khách đặt chân lên đỉnh núi cao nhất Đông Dương ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Tây Bắc. Dùng cơm trưa.
Buổi chiều:
Đoàn chinh phục núi Hàm Rồng trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ để tận hưởng cảnh sắc của đất trời và không khí trong lành của núi rừng Tây Bắc. Đứng trên cổng trời là nơi đẹp nhất để ngắm nhìn thị trấn Sapa ẩn hiện trong mây.
Tiếp theo đoàn tham quan bản Cát Cát, thác Cát Cát. Nơi sinh sống của người dân tộc Mông còn lưu giữ khá nhiều những làng nghề thủ công truyền thống và văn hóa sinh hoạt của công đồng từ TK XIX. Tìm hiểu về những món ăn đặc sản của người Mông, ngắm nhìn ruộng lúa bậc thang xếp tần, núi non hùng vĩ và thác nước quanh nằm trắng xóa.
Đoàn ăn chiều. Tối sinh hoạt tự do, thưởng thức các món ăn đặc sản vùng cao, giao lưu nhảy múa với người dân tộc hay tham quan mua sắm các món quà lưu niệm.
NGÀY 4: SAPA – ĐIỆN BIÊN PHỦ THAM QUAN DI TÍCH (Ăn: 03 buổi)
Buổi sáng:
Đoàn trả phòng, dùng điểm tâm sáng.
Tham quan thác Bạc hùng vĩ nắm thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa ở độ cao 1,800m dưới chân đèo Ô Quy Hồ quanh năm tung bọt trắng xóa.
Khởi hành đi Điện Biên lên đỉnh đèo trạm Tôn. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam với thắng cảnh nổi tiếng có tên gọi Cổng Trời. Khởi hành đi Điện Biên. Đoàn dùng cơm trưa tại Phong Thổ - Lai Châu, nghỉ trưa trên xe.
Buổi chiều:
Đến Điện Biên, đoàn tham quan tìm hiểu về cầu Mường Thanh sông Nậm Rốm. Tham quan các điểm di tích Đồi A1, viếng Nghĩa trang Điện Biên, tượng đài chiến thắng Điện Biên, tham quan hầm Đờ Cát (De Castries) là cứ điểm đầu não của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoàn dùng cơm tối, nhận phòng khách sạn.
Buổi tối đoàn tự do tham quan Thành Phố Điện Biên về đêm. Nếu đoàn có nhu cầu vui chơi có thể vào bản Tẻn tham gia chương trình giao lưu nhảy múa với người dân tộc Thái. Thưởng thức gà dân tộc nướng, rượu dân tộc (Chi phí khách tự túc)
NGÀY 5: ĐIỆN BIÊN – SƠN LA – MỘC CHÂU (Ăn: 03 buổi)
Buổi sáng:
Đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn. Trả phòng.
Tham quan Mường Phăng – nơi được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp chon đặt trung tâm chỉ huy đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ cách nay 62 năm.
Khởi hành đi Sơn La một lần nữa Qúy khách ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của núi đồi Tây Bắc trên đỉnh đèo Pha Đin – đỉnh đèo thứ 3 trong “ tứ đại danh đèo” vùng Tây Bắc.
Đến Sơn La đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng. Nghỉ trưa
Buổi chiều:
Đoàn tham quan di tích nhà tù Sơn La – cây đào Tô Hiệu.Khởi hành đi Mộc Châu
tham quan Đồi Chè Mộc Châu - Đứng trên đồi chè du khách sẽ cảm nhận được làn không khí mát lạnh trong lành, tận mắt thấy những làn sương bồng bềnh trôi, những đường chè chạy vòng quanh đồi được sắp đặt thành hàng như những thửa ruộng bậc thang xanh ngắt cứ trải dài bất tận.
Quý khách dừng mua sắm đặc sản nổi tiếng được chế biến từ sữa bò tươi nổi tiếng của Mộc Châu về làm quà. Đoàn về khách sạn nhận phòng, ăn tối. Nghỉ đêm tại Mộc Châu.
NGÀY 6: MỘC CHÂU - MAI CHÂU - HÒA BÌNH – TP. HỒ CHÍ MINH (Ăn: 03 buổi)
Buổi sáng:
Đoàn dùng điểm tâm sáng. Trả phòng khởi hành đi Mai Châu.
Đến Mai Châu đoàn tản bộ đường làng tham quan bảng Lát, một thung lũng xinh xắn với những ngôi nhà sàn lọt thỏm giữa không gian, tỏa làn khói lam trắng mỏng. Mua sắm các mặt hàng thủ công làm quà lưu niệm.
Đoàn ăn trưa với các món đặc sản của núi rừng như: gà đồi, cá suối hấp, măng đắng, nếp nương... .
Buổi chiều:
Đoàn khởi hành về Hòa Bình tham quan nhà máy thủy điện Hòa Bình - một công trình thế kỷ mang tầm vóc thời đại mà sự cần thiết của Nhà máy vẫn còn đến ngày nay. Không chỉ có giá trị về mặt Kinh tế, công trình Thuỷ điện Sông Đà còn đánh dấu sự đoàn kết giúp đỡ của tình hữu nghị Việt – Xô. Tiếp tục hành trình về sân bay Nội Bài, đoàn làm thủ tục hành không chuyến bay lúc 20h00 về lại TP. Hồ Chí Minh.
Đến TP. Hồ Chí Minh, HDV chia tay đoàn tại sân bay. Kết thúc chuyến tham quan hẹn ngày gặp lại Qúy khách.
TAN HUONG TOURIST
Cảm nhận sự khác biệt
Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa(sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường.
Bình luận